Công ty TNHH TM KT Xây Dựng Nam Thịnh Phát
0938737568 
UF 3000 | KEO PU TRƯƠNG NỞ | KEO PU FOAM CHỐNG THẤM
111
Liên hệ

Keo bơm PU Foam trương nở chống thấm.

               Vật liệu       : Polyurethan

               Xuất xư      : Hàn Quốc

               Đóng gói    : Thùng 9kg, Thùng 18kg

               Sử dụng     : Ngăn nước rò rỉ qua khe hay vết nứt bê-tông.


Mô tả

  • Nguyên liệu có độ dính thấp, thi công đơn giản.
  • Nguyên liệu UF-3000 có tính ngăn nước nên không tồn động nước trong
  • Sự phản ứng nhanh, UF-3000 nở phình ra 30~120 giây sau khi tiếp xúc với nước hoàn thành sự trương nở, 3 ~ 5 tiếng sau sẽ hoàn toàn khô cứng.
  • Sau khi mở nắp, trong thời gian thi công không bị biến chất.
  • Nguyên liệu có thể trương nở từ 1 ~ 15 lần, hiệu quả kết dính với vữa rất tốt, không bông tróc.
  • Có khả năng chống độ kiềm và acid nhẹ, thậm chí không bị biến chất khi gặp tác động hóa học của nước biển.
  • Tính kết cấu mềm dai tuyệt vời, có thể duy trì thời gian chống thấm rất lâu.
  • Khe nứt tầng hầm có nước ấp lớn, có thể phối hợp chất đông kết nhanh, trong 3 giây trương nở, trong 2 phút tiếp xúc với nước, có thể hoàn toàn trương nở và đông kết.

Phạm vi sử dụng:

UF-3000 rất lý tưởng để ngăn nước rò rỉ nhằm tiến hành các biện pháp sửa chữa khác, như :

  • Sửa chữa, ngăn rò rỉ nước tại các vị trí lỗ tổ ong trong bê tông.
  • Sửa chữa ngăn rò rỉ nước tại khe hở giữa các lớp bê tông hoặc khe hở giữa bê tông và vật liệu cứng khác.
  • Sửa chữa, ngăn rò rỉ nước tại các vị trí đường nứt của tất cả các loại kết cấu bê tông

Quy cách đóng gói:

  • 09 kg/ thùng
  • 18kg/thùng

 

Quy trình thi công.

  • Bước 1: Tiếp nhận mặt bằng – Định vị vị trí rò rỉ nước
  • Nhà thầu xây dựng và nhà thầu chống thấm cùng nhau đánh dấu các vị trí rò rỉ nước trên bề mặt bê tông.
  • Sử dụng các bản vẽ để xác định khối lượng vết nứt trước khi thi công.

  •  Bước 2: Khoan lỗ với góc nghiêng 45 độ sâu vào khe nứt nên hướng về vết nứt, khoảng
    cách giữa các lỗ thông thường từ 15cm–25cm, khoan sâu khoảng 10cm – 15cm ( Tùy
    theo chiều sâu vết nứt, mũi khoan phải cắt vết nứt)

Hình ảnh: Khoan tạo lỗ xử lý vết nứt bê tông tại vị trí rò rỉ nước

Hình ảnh: Vị trí lỗ khoan xử lý vết nứt bê tông tại vị trí rò rỉ nước

- Bước 3: Đặt đầu kim vào trong lỗ đã được khoan, dùng thiết bị vặn đai ốc ấn chặt và
siết đầu kim vào, càng chặt càng tốt, để chống thấm không bị tràn ra ngoài

Hình ảnh: Lắp đặt kim bơm

- Bước 4: Dùng máy bơm keo áp lực cao tiến hành bơm keo UF3000 vào các kim bơm van 1 chiều đã gắn sẵn tại các vị trí vết nứt, bơm keo đến khi nào keo trào ngược ra ngoài thì dừng lại và chuyển bơm kim tiếp theo. Bơm 1 lượt hết các kim rồi quay lại kiểm tra các kim đã bơm.

Hình ảnh: Bơm keo UF3000 vào vị trí thấm

- Bước 5: Sau khi bơm xong

  • Nhà thầu chống thấm và tư vấn giám sát tháo kim sau khi bề mặt đã khô hoàn toàn.
  • Tiến hành mài hoàn thiện lại bề mặt.
  • Nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình, và tiến hành thí nghiệm nếu có yêu cầu.

  • Online: 1
  • Tháng: 211
  • Tổng: 22665
zalo
0938737568